Xã Huyền Hội, huyện Càng Long tiêu hủy đàn heo bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra trên địa bàn.

20/10/2021   667

Ngày 16-10-2021, UBND xã Huyền Hội, huyện Càng Long kết hợp các ngành chức năng tiến hành tiêu hủy 91 con heo bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra trên địa bàn xã tại hộ ông Phạm Văn Minh, địa chỉ ấp Giồng Bèn. Việc tiêu hủy thực hiện tại chổ, đào hố chôn sau vườn nhà ông Minh nhằm hạn chế di chuyển đi xa, ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh, khống chế dịch nhanh chóng, tiêu hủy kịp thời đàn heo mắc bệnh.

Ngày 16-10-2021, UBND xã Huyền Hội, huyện Càng Long kết hợp các ngành chức năng tiến hành tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại hộ ông Phạm Văn Minh, địa chỉ ấp Giồng Bèn. Việc tiêu hủy thực hiện tại chổ, đào hố chôn sau vườn nhà ông Minh nhằm hạn chế di chuyển đi xa, ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh, khống chế dịch nhanh chóng, tiêu hủy kịp thời đàn heo mắc bệnh.

Đưa đàn heo nhiễm bệnh ra hố chôn phía sau vườn hộ dân để tiêu hủy tại ấp Giồng Bèn xã Huyền Hội, ngày 16-10-2021

Tổng đàn 139 con ; nghi, mắc bệnh 24 con, chết 13 con. Tiêu hủy 91 con  trọng lượng heo tiêu hủy 6.078 kg. Trong tổng số 91 con heo tiêu hủy gồm có: 21 heo nái, 4 heo đực giống, 59 heo thịt và 7 heo con theo mẹ. Ông Phạm Văn Minh đề nghị thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi có heo phát bệnh dịch tả heo Châu Phi bị tiêu hủy theo quy định hiện hành. Như vậy đây xem là ổ dịch đầu tiên phát hiện trên địa bàn huyện Càng Long trong năm 2021.

           Dịch tả heo châu Phi (African swine fever - ASF) là bệnh xuất huyết lây lan rất nhanh ở heo. Tất cả heo ở mọi độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Bệnh do vi rút thuộc nhóm Asfarviridae gây ra, tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị bệnh dịch tả heo Châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

Mối nguy chính gây lây nhiễm bệnh đối với heo nuôi (Nguồn: Cục Thú y, 2019)

Đối với các xã/thị trấn chưa xảy ra dịch: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình dịch bệnh, các dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu và kịp thời khai báo khi có dịch bệnh xảy ra; đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời. 

Đối với xã xảy ra dịch: Tập trung thực hiện các giải pháp xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để khống chế dịch bệnh, không để dịch phát sinh và lây lan. Đồng thời tổ chức triển khai Quyết định số 9873?QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND huyện Càng Long phê duyệt Kế hoạch vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn các xã Tân An, Tân Bình, An Trường A, An Trường và Huyền Hội.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với địa phương lựa chọn địa điểm tiêu hủy heo theo đúng quy định; tổ chức thu gom vận chuyển và xử lý chất thải tại ổ dịch (xác vật nuôi, phân, lông, chất độn chuồng trại…) đảm bảo đúng quy định về vệ sinh thú y và môi trường theo Hướng dẫn số 01/HD-STNMT ngày 12/3/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kịch bản xử lý, chôn lấp, khu vực chôn lấp để tiêu diệt mầm bệnh khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.  Tăng cường kiểm tra, giám sát các hố chôn và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, rò rỉ nước, bốc mùi hôi,… của hố chôn để có biện pháp xử lý kịp thời (không để chất ô nhiễm phát tán vào nguồn nước mặt, nước nuôi trồng thủy sản, hoa màu và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi gia súc, gia cầm). Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vứt xác lợn (heo) xuống sông, kênh rạch, ao hồ,… gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, làm lây lan mầm bệnh.

         Đối với hộ chăn nuôi và cộng đồng, cần thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết; Không vứt heo chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. Tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống,...), kết hợp với sử dụng hợp lý các chế phẩm vi sinh vật, bổ sung vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho heo. Chủ động tiêm phòng các loại vắc xin đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả, Tai xanh, Lở mồm long móng,... nhằm góp phần ngăn ngừa dịch bệnh. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt. Không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua nấu chín. Khi phát hiện heo nghi hoặc nhiễm bệnh cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn thú y hoặc chính quyền địa phương gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch./.

Người viết: N Q CHINH (PTN CANG LONG)

MonrePortal.CMS - Block_TinTucLienQuan